Bá !important;c Hồ đã dạy: “Cô giáo mầm non tức là mẹ hiền thứ 2 của trẻ, muốn làm được thế thì trước hết cô giáo phải yêu trẻ. Các cháu còn nhỏ hay quấn quýt, vì vậy mà người giáo viên phải thật yêu thương bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ nhỏ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”. Với sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, lòng nhiệt tình và giàu lòng nhân ái của một giáo viên đã 12 năm cống hiến trong nghề nuôi dạy trẻ, cô giáo Vương Bích Thủy trường mầm non Đô Thị Việt Hưng luôn là người mẹ thứ hai của trẻ.
Sinh ra và !important; lớn lên tại Đông Anh, tốt nghiệp đại học sư phạm Hà Nội, cô Bích Thủy được điều động công tác tại trường Mầm Non Đô Thị Việt Hưng cho đến nay. Những kiến thức trong nhà trường là hành trang ban đầu giúp cô từng bước tiếp cận và giáo dục trẻ mầm non. Đến khi gắn bó với nghề, để trẻ biết nghe lời, yêu thương, gần gũi gắn bó với cô với lớp thì người giáo viên phải tìm hiểu tâm lý của trẻ để đưa ra những phương pháp giảng dạy phú hợp với từng độ tuổi. Cô Bích Thủy có chia sẻ: “Tôi luôn nhớ Bác Hồ đã từng dạy: làm mẫu mực tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được như thế thì trước hết phải yêu lấy trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt …”.Cô Bích Thủy cho rằng : “Tôi tin đây không chỉ là phương châm phấn đấu của riêng tôi mà là của tất cả những giáo viên mầm non, những người đã chọn nghê, gắn bó với nghề, yêu trẻ luôn say mê, nhiệt huyết với trẻ”.
Cô giáo Vương Bích Thủy luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm cũng như những yêu cầu cần có của một cô giáo mầm non về đạo đức nghề nghiệp của một nhà giáo. Ngoài kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thì điều quan trọng nhất mà một giáo viên mầm non phải có đó là tình thương yêu, lòng nhân ái, tính chịu khó, kiên trì sự bền bỉ... bởi, trẻ ở lứa tuổi mầm non là lứa tuổi các cháu rất hiếu động, tinh nghịch và rất dễ bắt chước người lớn. Vì vậy, để hình thành nên những thói quen, nhân cách tốt cho trẻ thì cô giáo cũng phải có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, trung thực, giàu lòng nhân ái, lời nói, sự giao tiếp, thái độ, cách đi đứng, cách ứng xử với đồng nghiệp, với phụ huynh đặc biệt là với trẻ... sao cho chuẩn mực.
Bản thân cô luôn xác định phải ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn, vì vậy mặc dù điều kiện gia đình khó khăn như con nhỏ, gia đình thì bố mẹ người thân ở xa, nhưng cô vẫn khắc phục mọi khó khăn sắp xếp hài hòa giữa công việc gia đình và nhà trường để vươn lên tích cực tham gia các kỳ thi giáo viên dạy giỏi do các cấp tổ chức. Sự cần mẫn, chăm chỉ chịu khó học hỏi của cô đã được ghi nhận bằng những kết quả đáng khích lệ nhiều năm liên tục được công nhận nhiều năm liền đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường. Đặc biệt, năm học 2018-2019, cô Thủy được phân công chủ nhiệm lớp Mẫu giáo bé C1, cô đã đạt được thành tích:
- Đạt giáo viên giỏi cấp trường.
- Đạt giáo viên giỏi cấp Quận
- Đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
- Lớp luôn đạt tiên tiến xuất sắc
Suốt chặng đường dài bằng đấy năm làm nghề nuôi dạy trẻ, cô được phân công nhiệm vụ chủ nhiệm ở nhiều nhóm lớp nên cô đã nắm bắt được hết các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi mầm non, cô luôn cố gắng đem hết tình yêu thương, sự tâm huyết và kiến thức đã được học tập của mình, vượt qua mọi khó khăn, thử thách và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, một mặt cô học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp. thực hiện sự chỉ đạo của nhà trường để vận dụng vào công tác chăm sóc và giáo dục và nuôi dưỡng trẻ, mặt khác cô luôn chịu khó tự mình tìm tòi không ngừng học tập trau dồi kiến thức thông qua sách báo innternet. Từ những năm đầu mới ra trường, với trăn trở, suy nghĩ làm sao để hình ảnh người cô giáo mẫu mực trong mắt các cháu và phụ huynh của các cháu là vô cùng quan trọng, vì vậy cô luôn ý thức và nhắc nhở bản thân phải chuẩn mực, gương mẫu, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, từ đó cô mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp đi trước, tích cực tham gia các cuộc thao giảng, dự giờ đồng nghiệp để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân, từ kinh nghiệm chuyên môn tích lũy hàng năm, cô tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm để dự thi các cấp, theo đó nhiều sáng kiến kinh nghiệm được đồng nghiệp đánh giá cao và áp dụng rộng rãi trong việc giảng dạy Nhờ đó cô đã ngày càng trưởng thành hơn, vững vàng hơn trong công việc. Dưới sự chăm sóc và dạy dỗ tận tình của các cô tất cả các cháu đến lớp đều thích tham gia các hoạt động, phát huy được tính tích cực, năng động và sáng tạo của trẻ trong quá trình tham gia các hoạt động học tập và vui chơi, các cháu nhanh nhẹn, hồn nhiên, ngoan ngoãn và lễ phép, biết chào hỏi khi có khách đến lớp, biết cảm ơn khi được người khác giúp đỡ, biết xin lỗi khi mắc lỗi với người khác. Với trẻ nhỏ, các bé luôn cảm nhận được tình cảm yêu thương của người khác dành cho mình, nên với những gì cô Thủy dành cho học sinh, các bé của cô cũng luôn gần gũi, thể hiện tình cảm của mình đối với cô giáo. Các bé luôn chào đón cô từ xa, dành cho cô những cái ôm thật yêu thương và mỗi khi ở nhà, bé luôn kể cho mẹ nghe những việc làm, những tình cảm và sự quan tâm mà cô đã dành cho bé.
Khô !important;ng chỉ giỏi việc trường, ở gia đình, cô giáo Bích Thủy còn là người con dâu hiếu thuận, người vợ đảm đang, người mẹ hiền của các con. Cô Bích Thủy sẽ mãi xứng đáng với danh hiệu người phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; “ Nhà giáo năng động - sáng tạo” và thực sự là tấm gương điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cám ơn cô đã luôn nhiệt huyết chèo lái những chuyến đò đưa các con đến bến bờ ước mơ.