Bà !important;i thơ như là một bức hoạ bằng thơ ca ngợi hình ảnh và công việc của chị lao công, có lẽ cũng chính vì vậy mà bài thơ đã đi vào lòng người đọc biết bao thế hệ. Cho đến tận bây giờ khi càng hiểu sâu sắc hơn về công việc và nỗi vất vả của người lao công tôi càng cảm thấy trân trọng, biết ơn và khâm phục những “Người hùng” thầm lặng ấy.
Mặc dù không phải làm việc trong những đêm hè vắng lặng, hay những đêm đông giá buốt như bác lao công trong bài thơ, nhưng công việc thầm lặng của một bác lao công trong trường học lại đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ và một tấm lòng yêu nghề, yêu trẻ thơ lắm lắm. Người mà tôi muốn nhắc đến đó là cô Hiền – người lao công cần mẫn, đáng mến của trường mầm non Đô Thị Việt Hưng.
Một buổi sáng mùa đông lạnh buốt, tôi đến trường để hoàn thiện một số giấy tờ sổ sách của lớp. Trường học trong những ngày dịch bệnh thật vắng vẻ, bước chân vào cổng trường người đầu tiên tôi nhìn thấy là cô lao công đang một mình quét lá dưới sân trường. Cô tên Lê Thị Hiền, năm nay cô đã gần 50 tuổi; chính tình yêu trẻ, yêu nghề, tình thân ái với chị em đã giúp cô gắn bó với mái trường mầm non Đô Thị Việt Hưng ngay từ những ngày đầu thành lập, nơi đây đã trở thành ngôi nhà thứ hai của cô. Và cô cũng trở thành người cô, người chị, người bạn của các cô giáo; người bà thân thương của các bé học sinh.
Vẫn dáng người nhỏ nhắn và đôi tay thoăn thoắt quen thuộc ấy, hàng ngày, lúc trời nắng cũng như trời mưa, mọi người trong trường ai ai cũng đã quen với hình ảnh tận tụy của cô Hiền, người lao công luôn hết mình với công việc. Ngoài việc chăm sóc từng bông hoa, cây cảnh trong trường, đảm bảo cho các em thơ đến trường được vui chơi, sạch đẹp, cô còn bảo quản giữ gìn vệ sinh các đồ chơi ngoài trời cho các cháu, cô luôn sắp xếp, ngăn nắp và lau chùi cẩn thận.
Cô Lê Thị Hiền – Người lao công cần mẫn của trường tôi
Cô !important;ng việc của cô trông thì đơn giản thế nhưng nó cũng khó khăn lắm! Hàng ngày cô bắt đầu công việc từ 6h30 sáng đến tận 17h30 chiều. Vì thế cô phải đến trường từ rất sớm để làm. Nhà xa, lại đi làm bằng xe đạp điện nên có những hôm cô phải đi từ 5h45 để kịp có mặt ở trường vào 6h30 rồi vội vàng bắt tay vào công việc. Hết việc này đến việc khác như: quét dọn sân trường, các hành lang, cầu thang, đổ rác, dọn dẹp nhà vệ sinh,… để đến khi mọi người đến trường đầu giờ vào buổi sáng thì nơi đây đã gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ. Bao nhiêu thứ cần phải làm như thế nhưng bàn tay cô không bao giờ làm chỉ để “cho xong”. Những hành lang được quét dọn không còn một mảnh rác, những ô cửa kính cứ sáng loáng lên, ngay cả nhà vệ sinh trông cũng cực kì sạch sẽ,… Tất cả những nơi đó qua bàn tay chăm chỉ cần mẫn của cô đã trở nên rất xinh đẹp và gần gũi thân quen.
Ngày nắng cũng như ngày mưa, cô vẫn hoàn thành công việc của mình!
Cô !important;ng việc ở trường vất vả là thế, nhưng cô không quên dành thời gian chăm chút cho gia đình nhỏ của mình luôn đầy ắp tiếng cười. Ngày nào cô cũng thức dậy từ 5h sáng tranh thủ đi chợ, chuẩn bị đồ ăn cho cả nhà chu đáo cả bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Những ngày nghỉ cô luôn tranh thủ phụ giúp công việc cùng chồng. Chồng cô làm công việc chăn nuôi và làm vườn khá bận rộn mà thu nhập cũng không được bao nhiêu. Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng do biết cách sắp xếp hợp lý nên công việc lúc nào cũng ổn thỏa. Hai người con trai của cô rất ngoan ngoãn, học giỏi và biết chia sẻ giúp đỡ bố mẹ.
Thế rồi cuối tháng 4 năm 2021, dịch bệnh quay lại hoành hành tại Việt nam làm cho hầu hết các trường học tại Hà Nội phải đóng cửa trong một thời gian dài. Không còn thấy những tốp học sinh nô đùa chạy nhảy trên sân trường nữa, thay vào đó là sự vắng lặng, yên tĩnh đến nao lòng. Học sinh nghỉ học, cô giáo nghỉ dạy nhưng trường học vẫn cần có bàn tay chăm chút, vệ sinh hàng ngày để giữ cảnh quan môi trường sạch đẹp sẵn sàng đón các bé học sinh trở lại trường. Chính vì thế hàng ngày cô vẫn phải tiếp tục công việc của mình. Sân trường như rộng hơn, hành lang các lớp học như dài ra và những chiếc lá cũng rơi nhiều hơn khi chỉ còn một mình cô với mái trường. Vẫn ngần ấy công việc nhưng giờ đây một ngày làm việc của cô như trôi đi trậm chạp hơn, trầm lắng hơn vì thiếu vắng tiếng nói cười của bọn trẻ. Nhưng với lòng tin và hy vọng một ngày gần nhất dịch bệnh sớm bị đẩy lùi và các bé học sinh sẽ được đi học trở lại, thế nên cô vẫn kiên trì tỉ mỉ hoàn thành công việc của mình.
Không chỉ làm tốt công việc của mình, cô còn kiêm luôn những công việc mà bình thường các cô giáo ở lớp vẫn làm là dọn vệ sinh khu vực của lớp mình, tưới những chậu hoa cây cảnh của từng lớp và cả chăm sóc khu vườn ươm với lúc nào cũng đầy đủ các loại rau xanh tốt. Nhiều việc là thế, nhưng cô vẫn tranh thủ cũng anh em bảo vệ lau rửa đồ chơi ngoài trời lúc nào cũng sạch sẽ, sáng loáng.
Dù dịch bệnh nhưng với cô, từng góc nhỏ của trường vẫn luôn sạch sẽ!
Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, cô mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức hay những ngày mưa lạnh giá tôi vẫn thấy trên khuôn mặt cô niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng chân chất, hiền hòa của cô. Giữa cuộc sống hối hả bộn bề, có bao giờ bạn dừng lại một chút để chiêm nghiệm những điều rất đỗi bình dị, thiết thực hay không? Con người có thể dễ dàng ngưỡng mộ, tung hô vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài. Nhưng có những vẻ đẹp thầm lặng không cần trang sức gấm hoa mà thật đáng trân trọng, trong đó có nghề lao công quét dọn. Bởi công việc ấy đã mang đến cho các bé học sinh và cả chúng tôi một không gian học tập, vui chơi sạch sẽ và thoáng mát.
Những người lao công chính là những “người hùng” thầm lặng, âm thầm chịu nhiều thiệt thòi để đem lại hạnh phúc cho đời. Tôi tự nhủ với lòng mình, sẽ dạy cho học trò của tôi bài học đầu đời là hãy trân trọng, biết ơn những người lao công và luôn nghĩ cho công việc của họ, để có thể ý thức giữ gìn môi trường sạch đẹp hơn.