1. Chạm và mô tả đồ vật
Khi đi dạo, bạn hãy khuyến khích trẻ nhặt đồ vật có kết cấu khác nhau như lá cây, lông chim, bông hoa, hòn đá... Nhiệm vụ đặt ra cho trẻ là nhìn và sờ rồi mô tả lại hình dáng, màu sắc, âm thanh đồ vật tạo ra, cảm giác khi chạm vào nó. Hoạt động này đòi hỏi trẻ sử dụng mọi giác quan và cải thiện kỹ năng nói.
2. Tự chế nhạc cụ
Với nguyên liệu đơn giản là trứng nhựa, thìa nhựa và một ít gạo, bạn có thể sáng tạo nên những dụng cụ đầy màu sắc, kích thích tình yêu âm nhạc trong mỗi đứa trẻ. Con có thể tự chơi khi bố mẹ đang bận việc và làm quen với những bài học đơn giản về nhịp điệu.
3. Dựng "căn lều sáng tác"
Không gian riêng tư và ấm cúng giúp trẻ thỏa sức theo đuổi những suy nghĩ vẩn vơ trong đầu. Chiếc lều không cần cầu kỳ, có thể chỉ là vài mảnh chăn và những chiếc gối thật êm. Thi thoảng, bạn hãy đưa giấy bút và mời trẻ vào lều, bật đèn, yêu cầu sáng tác truyện hoặc vẽ tranh kể lại một ngày vừa trải qua.
4. Biến công việc hàng ngày thành cơ hội học tập
Khi dọn giỏ đồ chơi, bố mẹ có thể yêu cầu trẻ phân loại thành từng nhóm theo tiêu chí cụ thể. Sắp đến bữa ăn, bạn bày trò cho trẻ đếm đến 10 trong khi rửa tay. Mỗi khi ăn pizza, trẻ được dạy đếm số lượng miếng bánh, hay làm quen với từng chữ cái trên nắp hộp. Lúc đánh răng trước giờ ngủ, bạn hãy bảo trẻ chỉ những vật hình vuông hoặc có màu đỏ trong phòng tắm. Đây được xem là những bài tập luyện trí nhớ và phản xạ đơn giản, nên lặp lại hàng ngày.