Các giáo viên chú trọng đầu tư trang trí và thiết kế môi trường bên trong và bên ngoài lớp học theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với chủ đề năm học “Xây dựng trường học hạnh phúc, lấy trẻ làm trung tâm”. Các góc chơi cho trẻ hoạt động phong phú sáng tạo, hình ảnh các góc chơi sinh động, dễ thương, phù hợp với nhu cầu và hứng thú của trẻ, tạo các góc mở để phát triển khả năng tư duy của trẻ qua các hoạt động. Đặc biệt, các nhóm lớp tận dụng các mảng tường bên ngoài lớp học tạo ra góc thiên nhiên, khu vực vận động, khu vực khám phá….giúp trẻ vừa quan sát, khám phá, trải nghiệm và làm quen với các loại cây, vừa có cơ hội trải nghiệm thực tế về hoạt động lao động vệ sinh như tưới cây, nhổ cỏ, thực hiện một số kỹ năng sống… Qua đó giáo dục trẻ có ý thức về chăm sóc cây và bảo vệ môi trường thiên nhiên. Các cô giáo đã đảm bảo được mục tiêu của Hội thị đó là: tạo môi trường thân thiện, thu hút, kích thích trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động. Lớp trang trí đẹp, sáng tạo, phù hợp với lứa tuổi và đảm bảo an toàn khi trẻ sử dụng. Đồng thời thiết kế môi trường giáo dục trong lớp học theo phương pháp Steam, Regio Emila…. Phát huy tính tích cực và tiềm năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên trong nhà trường để nghiên cứu và trang trí môi trường lớp học, làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, phục vụ thiết thực cho hoạt động đổi mới dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Bổ sung trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong nhà trường. Tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau giữa các giáo viên, trong việc làm và sử dụng đồ dùng dạy.
Trong quá trình tham gia chấm trang trí môi trường lớp học, Ban giám hiệu đã quan sát, đánh giá khách quan môi trường giáo dục 15 nhóm lớp, tuyên dương kịp thời những góc chơi sáng tạo đồng thời động viên khích lệ, gợi ý các nội dung mới các nhóm lớp trang trí, sắp xếp các góc chơi chưa phù hợp.