Trường mầm non Đô thị Việt Hưng trong những năm học vừa qua luôn là tập thể lao động xuất sắc cắp Thành phố, là điểm đến đầy tin cây của các bậc phụ huynh, trường cũng đã được công nhân là trường chất lượng cao theo Quyết định số 4670/ QĐ- UBND ngày 26/8/2016 của UBND thành phố Hà Nội nên việc chăm sóc và giáo dục các trẻ luôn được BGH nhà trường cũng như đội ngũ GVNV đặc biệt coi trọng. Chính vì thế Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các giáo viên được học tập, rèn luyện nhằm năng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Ngoài những kiến thức chuyên môn, kỹ năng ứng xử sư phạm là yêu cầu quan trọng đối với mỗi giáo viên mầm non. Sự ứng xử khéo léo của giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ . Một trong những kỹ năng sư phạm mà bất cứ một người giáo viên nào cũng cần trau dồi và học hỏi thêm là “Kỹ năng quản lý cảm xúc và Kỷ luật không nước mắt”. Thấy được tầm quan trọng của chuyên đề này, BGH nhà trường đã phối kết hợp với các trường bạn tổ chức lớp tập huấn cho 100% CBGV nhà trường..
Lớp học do Thạc sỹ Nguyễn Văn Thanh - Phó giám đốc Trung tâm giáo dục kĩ năng sống Văn hóa Việt, viện Khoa học xã hội Việt Nam giảng dạy và chia sẻ. Tham gia lớp học, các giáo viên đã được hiểu thêm về cách quản lý cảm xúc của bản thân, các giải pháp để chuyển hóa cảm xúc tiêu cực thành tích cực, sử dụng kỷ luật tích cực không nước mắt vào quá trình chăm sóc và giáo dục như thế nào để đạt hiệu quả cao. Buổi học diễn ra sôi nổi và kết hợp linh hoạt giữa các hình thức làm việc theo nhóm, cá nhân với tập thể giúp cho việc truyền đạt những kiến thức của chuyên đề nhẹ nhàng mà dễ hiểu. Qua buổi học, giáo viên hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý và tính cách của trẻ. Khi giao tiếp với trẻ giáo viên cần tìm hiểu tâm lý, những thói quen trong sinh hoạt, ứng xử, vui chơi và học tập của trẻ để có thể đưa ra cách giáo dục và xử lý các tình huống một cách linh hoạt, khéo léo sử dụng nhiều biện pháp động viên khích lệ, giảng giải... tránh chê bai làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ, từ đó trẻ sẽ hợp tác với cô trong quá trình dạy học. Với lòng kiên nhẫn, cô giáo dễ dàng nhận biết cách giúp trẻ kiềm chế được cảm xúc, từ đó uốn nắn các em hướng đến những suy nghĩ tích cực.
Giảng viên còn chia sẻ để cải thiện kỹ năng ứng xử sư phạm và có những hình thức kỷ luật tích cực thì mỗi người cần ghi nhớ những nguyên tắc ứng xử sau:
+ Tìm hiểu rõ tâm lý mỗi trẻ về sở thích, hoàn cảnh, gia đình…
+ Luôn bình tĩnh trước mỗi tình huống. Sự bình tĩnh sẽ giúp bạn tự kiềm chế để không bao giờ có những lời nói, cử chỉ xúc phạm trẻ.
+ Tôn trọng trẻ kể cả những khi trẻ có vi phạm, lỗi lầm. Khích lệ, biểu dương các trẻ một cách kịp thời. Khen ngợi những ưu điểm, sở trường của các bé để các bé phát huy, bên cạnh đó cũng không quên chỉ ra những thiếu sót của trẻ để các bé khắc phục. Ngay cả khi trẻ mắc sai lầm cũng phải tìm ra những ưu điểm, những mặt tích cực của trẻ chứ không nên phê phán và áp đặt suy nghĩ của người lớn lên trẻ. Đó chính là chỗ dựa, là nguồn khích lệ cho trẻ có động lực cố gắng và tiến bộ hơn.
Buổi tập huấn đã mang đến những bài học bổ ích mà bản thân mỗi giáo viên nói chung và CBGV trường Mầm non Đô thị Việt Hưng nói riêng cần cố gắng trau đồi và rèn luyện để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc và dạy dỗ, xứng đáng với sự tin tưởng của các bậc phụ huynh.
Một số hình ảnh trong buổi tập huấn: