Biết cách chơi phù hợp với con trẻ trong những năm tháng đầu đời sẽ góp phần giúp bé phát triển thể chất và trí tuệ tốt hơn. Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM từ lúc mới sinh cho đến 2 tuổi, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau khi chơi đùa cùng bé:
Cách chơi với trẻ từ 0 đến 6 tháng
Trẻ 8 tuần đầu (1,5 tháng) thường giao tiếp với cha mẹ và người thân bằng cách cười, dùng âm thanh gừ gừ và rít rít trong họng. Lúc này cha mẹ cần:
- Tập giao tiếp với con: Nói chuyện, túc tắc, hát ru, chú ý giao tiếp bằng mắt (nhìn vào mắt bé), thay đổi hướng âm thanh để bé nhìn theo.
- Tập cho bé nhìn, nghe: Dùng đồ chơi có màu sắc tương phản mạnh (màu đen, đỏ, trắng). Lục lạc vừa có màu vừa có âm thanh.
Thời điểm này bé có thể nhìn xa hơn nhưng chỉ cần để xa khoảng 25-30 cm di chuyển sang trái phải, lên xuống, vòng tròn để bé nhìn theo. Lưu ý phải tập vừa nghe và nhìn bằng cách cầm lục lạc có màu vừa lắc vừa di chuyển để trẻ nghe và nhìn theo.
- Tập cho bé cầm nắm ngón tay, tóc, mũi của người thân. Cầm đồ chơi, sao khi di chuyển để đúng tầm với của bé để bé với, bé đang cầm một vật dùng một khác dụ bé để bé bỏ vật cũ và chơi với vật mới.
- Tập cho bé gặm đồ chơi sạch và đủ lớn để nuốt không sặc như lục lạc, đồ chơi cho bé gặm bán sẵn.
- Tập tư thế: Cha mẹ cho bé nằm trên bụng mình mặt đối mặt và nói chuyện với bé. Lúc thay tã, thay quần áo là lúc thử cho bé nằm sấp, tập lật, xoay và quan sát. Khi bé đã đủ lớn, hãy cho vừa nằm sấp vừa chơi đồ chơi hay gương soi an toàn. Khi nằm ngửa, hãy nâng ngón chân bé một cạc nhẹ nhàng hướng
Chia sẻ bài viết:
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Dương
Tin cùng chuyên mục
Giao mùa là thời điểm chuyển giao giữa các mùa trong năm. Khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh và ngược lại, sẽ tạo điều kiện để khởi phát nhiều bệnh lý ở trẻ gọi là bệnh giao mùa. Cùng tìm hiểu về cách phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa qua bài viết dưới đây nhé! Hiện nay, thời tiết chuyển mùa Thu sang Đông, độ ẩm không khí giảm, nhiệt độ chuyển từ nóng sang lạnh đột ngột theo từng đợt gió mùa tác động trực tiếp đến cơ quan hô hấp còn non nớt của trẻ là điều kiện thuận lợi cho các bệnh hô hấp ở trẻ tăng cao. Trẻ có thể mắc viêm mũi, họng, viêm phế quản, hoặc nặng hơn là lên cơn hen suyễn, viêm phổi, viêm tiểu phế quản và suy hô hấp. Tăng sức đề kháng cho trẻ là một trong nhưng biện pháp hữu hiệu để phòng tránh bệnh. Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ cận thị ở trẻ em Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt là ở các thành phố, thậm chí có lớp trên 50% học sinh bị cận thị. Hiện nay, cả nước đang bước vào năm học mới, học sinh các cấp đang quay trở lại trường học; nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, nhất là với một số bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, tay chân miệng và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Ngày nay, khi công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, việc trẻ em tiếp xúc với các sản phẩm điện tử từ khi còn rất nhỏ là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc sử dụng các thiết bị điện tử cần được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là đối với trẻ dưới 5 tuổi.