1. Những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho
Những cơn ho dai dẳng liên tục sẽ làm trẻ khó chịu và quấy khóc, nôn trớ, ngủ không sâu giấc. Điều này khiến phụ huynh lo lắng, sốt ruột và tìm cách chữa thật nhanh cho con. Sự nóng vội có thể dẫn đến không ít sai lầm vô cùng đáng tiếc như:
1.1. Ngay lập tức dùng thuốc ức chế ho
Nếu dùng thuốc ức chế ho khi trẻ ho có đờm sẽ khiến đờm ứ đọng tại đường hô hấp gây khó thở, suy hô hấp thậm chí ngừng thở ở trẻ sơ sinh. FDA (Cục quản lý Dược phẩm và thực phẩm Mỹ) đã cấm dùng nhóm thuốc giảm ho-long đờm cho trẻ dưới 2 tuổi.
Theo các bác sĩ, thuốc ho thực chất chỉ để giảm ho, chữa triệu chứng, trong khi vấn đề quan trọng hơn là tìm ra nguyên nhân gây bệnh để chữa tận gốc. Với các trường hợp trẻ ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh, cảm cúm thì không cần dùng thuốc, chỉ cần vệ sinh mũi tốt, kết hợp sử dụng bài thuốc từ thảo dược như húng chanh (tần dày lá) hấp đường phèn, chanh đào hoặc quất (tắc) hấp mật ong, lá hẹ… đã có thể giảm rất tốt các triệu chứng cho bé.
1.2 Lạm dụng các thuốc kháng histamine
Một số thuốc kháng histamine được sử dụng để giảm ho, an thần cho trẻ. Tuy nhiên, việc sử dụng cần được kiểm soát chặt chẽ vì nguy cơ gây khô và quánh dịch (dịch đờm, dịch mũi), làm chậm quá trình hồi phục của trẻ.
1.3 Ngừng thuốc khi thấy con giảm triệu chứng
Ở một khía cạnh khác, khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và phải sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, nhiều bố mẹ tự ý ngưng thuốc khi bệnh của con có dấu hiệu thuyên giảm. Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, khuyến cáo: Việc lạm dụng kháng sinh hay tự ý ngưng thuốc đều gây ra nguy cơ bệnh dễ tái phát và tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ. Bởi vậy, phụ huynh tuyệt đối không tùy tiện dùng thuốc cho con, nhất là với trẻ sơ sinh. Khi dùng cần theo đúng liệu trình của bác sĩ, dùng đủ liều để tiêu diệt vi khuẩn.
Ngay cả với các bài thuốc đông y hoặc dân gian, trong công thức bao giờ cũng có thành phần có tác dụng bổ, tăng cường sức đề kháng, phục hồi nguyên khí. Do đó, sau khi hết triệu chứng, cần dùng thêm 1-2 ngày để cơ thể trẻ phục hồi hoàn toàn, giảm tình trạng tái phát.
2. Ưu tiên các biện pháp không dùng thuốc khi trẻ sơ sinh bị ho, nghẹt mũi
Cấu tạo cơ thể của trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa hoàn thiện nhất là các hệ cơ quan có chức năng đào thải độc như gan, thận. Chính vì vậy, các chuyên gia sức khỏe thường khuyên cha mẹ nên ưu tiên áp dụng các biện pháp chăm sóc không dùng thuốc cho trẻ.
2.1. Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý
Nhiều trường hợp trẻ bị ho kèm tăng tiết nước mũi, gây nghẹt mũi khó thở, ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ và khiến trẻ khó bú, bỏ bú. Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi sẽ giúp giảm lượng chất nhầy trong mũi, làm sạch và giảm sưng đường hô hấp, như vậy sẽ giúp trẻ ho dễ hơn và dễ tống đờm ra ngoài hơn. Với trẻ 1 tháng tuổi, bố mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi hỗ trợ.
2.2 Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn
Với trẻ em trên 6 tháng tuổi, việc bổ sung nước có thể giúp giảm chất nhầy ở mũi và đường hô hấp giúp trẻ sẽ đỡ khó thở và ho cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì chỉ nên cho bú sữa mẹ.
2.3. Dùng máy tạo ẩm không khí
Thiết bị này có thể giúp làm loãng dịch nhầy, giúp dịch nhầy dễ dàng tống ra khỏi cơ thể và giữ ẩm hốc mũi. Không khí ẩm cũng giúp trẻ dễ thở hơn và giảm kích ứng gây ho.
2.4. Massage huyệt dũng tuyền
Kích thích huyệt dũng tuyền dưới lòng bàn chân từ lâu đã được coi là biện pháp trị ho không cần dùng thuốc kinh điển. Trước khi trẻ đi ngủ, bạn xát 2 bàn tay vào nhau cho nóng lên. Cho Dầu tràm-khuynh diệp vào lòng bàn chân trẻ. Dùng ngón trỏ day nhẹ huyệt dũng tuyền trong vòng 2 phút. Đi tất vào để giữ ấm suốt đêm. Thực hành liên tục trong 3-5 ngày. Nhiều trường hợp hiệu quả có thể thấy được ngay sau đêm đầu tiên.
3. Sử dụng thuốc gì khi trẻ sơ sinh ho nhiều?
Khi trẻ bị ho nhiều, nghẹt mũi nặng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt thì bố mẹ có thể lựa chọn dùng thuốc để giảm triệu chứng. Nếu không có điều kiện tới khám bác sỹ và kê đơn thuốc, cha mẹ có thể chọn các loại siro ho không kê đơn.
Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý chọn những loại Siro ho có chỉ định dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì mới dùng được cho trẻ 1 tháng tuổi. Nên lựa chọn những loại Siro ho không gây ức chế trung tâm ho thần kinh trung ương của trẻ vì nó sẽ không làm mất phản xạ ho tự nhiên của cơ thể.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần theo dõi sát sao diễn biến bệnh, nếu trẻ có các dấu hiệu bệnh nặng như ho kèm theo sốt, đờm xanh hay vàng, mệt nhiều, khó thở, lờ đờ, bỏ bú, bỏ ăn… thì cần đưa bé tới bệnh viện để được khám và kê đơn thuốc điều trị phù hợp.
Các dấu hiệu nguy hiểm của viêm đường hô hấp dưới như: viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi có thể gây biến chứng và tử vong nếu không được điều trị sớm. Cha mẹ cần hết sức lưu ý và theo dõi biểu hiện của trẻ.
Các sản phẩm thảo dược thiên nhiên hiện nay thường được ưu tiên trong điều trị bệnh, bởi ưu điểm là có thể sử dụng lâu dài, an toàn hơn, nhất là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Với trẻ 1 tháng tuổi bị ho, cha mẹ có thể tham khảo sản phẩm thảo dược được chiết xuất từ húng chanh, quất, gừng, cát cánh vừa giúp giải cảm, giảm sổ mũi, vừa giúp giảm ho, và loãng đờm. Lưu ý lựa chọn sản phẩm có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh.
4. Một số thảo dược dùng để trị ho cho trẻ sơ sinh
Có rất nhiều loại thảo dược được sử dụng để trị ho trong dân gian như húng chanh, lá hẹ, bạc hà… Khi sử dụng, mẹ cần chú ý chọn thảo dược có nguồn gốc đáng tin cậy, được trồng ở nguồn đất sạch, không bị ô nhiễm hóa chất… Liều lượng sử dụng ra sao mẹ nên tham khảo ý kiến thầy thuốc do trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với các thành phần có hoạt tính dù là thảo dược. Mẹ có thể sử dụng một số thảo dược sau để giúp giảm ho cho trẻ sơ sinh:
Húng chanh
Theo sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc” của Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Lá húng chanh có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm vào hai kinh can và phế. Có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, thoái nhiệt, tiêu độc. Húng chanh được dùng chữa cảm cúm, ho hen, viêm họng, ho ra máu, sốt cao, sốt không ra mồ hôi được.
Bài thuốc húng chanh hấp đường phèn sẽ giúp nâng cao hiệu quả giảm ho. Vì đường phèn vị ngọt, tính bình, quy kinh tỳ và phế, có tác dụng bổ trung ích khí, hòa vị và nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm. Bài thuốc trên dùng rất tốt cho các trường hợp viêm khí, phế quản, ho khan, ít đờm, đau rát họng…
Quất
Quất có vị chua, hơi ngọt, mùi thơm, tính ôn, có tác dụng giải khát, giảm ho. Quất dùng làm thuốc chữa ho, làm nước giải khát giúp hỗ trợ tiêu hóa. Trong dân gian còn lưu truyền bài thuốc từ quất có tác dụng trị ho cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả: Quả quất gần chín 10g, hoa hồng bạch 10g, hạt chanh 10g. Tất cả rửa sạch cho vào một bát cùng với ít đường phèn hoặc mật ong, đem hấp cơm trong 15-20 phút. Nghiền nát để nguội, cho trẻ uống 3 lần trong ngày. Dùng trong 3-4 ngày.
Gừng
Gừng có vị cay, tính hơi ôn, dùng trị phòng và trị nôn, giúp tiêu đờm, giảm đau, giảm ho.
Cách làm gừng kết hợp với mật ong trị ho cho trẻ: Gừng rửa sạch, gọt vỏ, cắt nhỏ rồi ép lấy nước. Cho nước gừng nấu cùng chút mật ong tới khi thành siro hơi sánh thì tắt bếp. Bỏ bã, gạn phần nước, cho bé uống ngày 3 lần.
Ngoài việc sử dụng các loại thảo dược trên, mẹ nên vệ sinh mũi họng cho con, cho bé uống nhiều nước, nghỉ ngơi đầy đủ đồng thời giữ không gian sống thoáng sạch, ấm áp.
Theo PGS-Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, các bài thuốc dân gian từ thảo dược như húng chanh hấp đường phèn, quất ngâm mật ong thực sự có tác dụng tốt giúp giảm ho, sổ mũi cho trẻ, phù hợp với cơ địa trẻ em Việt.
Các mẹ có thể tự chế biến và sử dụng tại nhà cho con.Tuy nhiên, cần đảm bảo các nguyên liệu không được nhiễm hóa chất, vi sinh vật.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý không lựa chọn những loại thuốc ho được quảng cáo là “Thuốc gia truyền” hoặc những hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, chất lượng không đảm bảo, hiệu quả chưa được kiểm chứng dùng cho trẻ. Thay vào đó, nên lựa chọn những sản phẩm chất lượng, dùng được cho trẻ sơ sinh.