*Thế nào là bạo hành? Đó là hành động và lời nói có tính chất lăng mạ, đay nghiến, xỉ vả, xúc phạm, chà đạp, đánh đập, tra tấn… bất chấp pháp luật, đạo lý, làm tổn thương thể xác và tinh thần của người khác.
* Bạo lực đối với trẻ em là các hành vi sau
- Lăng nhục, chửi mắng, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý, gây tổn thương về tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc có hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của trẻ em.
- Đối xử tồi tệ, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, bắt làm những việc trái đạo đức xã hội.
- Cưỡng ép lao động quá sức, quá thời gian quy định, làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại và những công việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ và dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm.
* Hậu quả của hành vi bạo lực
- Để lại hậu quả nặng nề cho trẻ em
+ Về thể chất: Đau đớn, thương tích, ảnh hưởng xấu đến phát triển cơ thể.
+ Về trí tuệ: Học hành giảm sút, chậm phát triển trí tuệ.
+ Về hành vi: Thụ động, ngại giao tiếp, rối loạn hành vi, hung hăng, cư xử bạo lực với ngưới khác
+ Về tâm lý: Mặc cảm, tự ti, mất lòng tin, thờ ơ, né tránh, gây rối nhiễu tâm lý.
- Làm xói mòn đạo đức gia đình và xã hội, gây bất ổn hoặc tan vỡ gia đình, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn của cộng đồng và xã hội
* Một số biểu hiện của trẻ em bị bạo lực
+ Trên cơ thể:
- Vết thâm tím, trầy xước; vết thương xuất hiện ỡ những chỗ thường khó có thương tích khi bị ngã; vết thương đang lên da non, vết sẹo, vết trầy xiết…
- Vết bỏng do thuốc lá hoặc bàn là, nước sôi, xuất hiện ở nhiều chỗ trên cơ thể.
- Vết gãy, vỡ rạn xương…
+ Về tâm lý, thái độ và hành vi:
- Trẻ sợ hãi, hoảng loạn, né tránh tiếp xúc, có hành vi tự hủy hoại mình, kết quả học tập sút kém.
* Thông báo hoặc tố giác các trường hợp trẻ em bị bạo lực
- Vì lương tâm và trách nhiệm bảo vệ trẻ em, mọi cá nhân, gia đình, trẻ em và cộng đồng hãy thông báo, tố giác đến cơ quan có trách nhiệm nếu có dấu hiệu nghi ngờ, phát hiện, chứng kiến trường hợp trẻ em bị bạo lực.
- Cần thông báo, tố giác kịp thời, trung thực, chính xác các thông tin có liên quan đến trẻ em bị bạo lực và đối tượng có hành vi bạo lực trẻ em.
- Không tố giác sai sự thật về trường hợp trẻ em bị bạo lực để làm hại người khác.
* Để phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường hiện nay, cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
Toàn xã hội cần phải quan tâm củng cố nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ.Quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội, nghiêm cấm các trò chơi điện tử, phim ảnh bạo lực.
Nâng cao vai trò, vị trí và trách nhiệm của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.Tiếp tục thúc đẩy phong trào Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền; xây dựng gia đình văn hóa. Loại bỏ các hành vi bạo lực ra khỏi đời sống gia đình. Nâng cao kiến thức bảo vệ cuộc sống trẻ em và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em tại gia đình.
Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: Gia đình - Nhà trường - Xã hội. Xác định rõ vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh, đảm bảo song song việc dạy chữ và dạy làm người. Nhà trường và thầy cô giáo phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe giáo dục học sinh.
Xây dựng mô hình cộng đồng an toàn, thực hiện tốt nội dung cuộc vận động “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.