Đối với trẻ mới ăn dặm, "ăn thế nào cho đúng" xem ra quan trọng hơn "ăn thế nào cho đủ". Một điều cần lưu ý khi có bé ăn dặm là làm sao để trẻ không bị sặc.
Ăn dặm là một trong những giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ, một bước chuyển "ngoạn mục" từ bú hoàn toàn sang chế độ ăn có thêm thức ăn dạng đặc. Đây thật sự là một trải nghiệm mới mẻ và thú vị cho cả bé lẫn mẹ, đặc biệt là những bà mẹ "mới toanh".
Cũng như những mốc phát triển khác, giai đoạn này có khá nhiều vấn đề cần lưu tâm và không ít gian nan ở thời kỳ chuyển tiếp. Ngoài việc chọn thức ăn thì cách cho ăn cũng là điều những bà mẹ nên tìm hiểu kỹ để quá trình ăn giặm của con đạt được kết quả mỹ mãn nhất. Có thể nói cách cho ăn cũng là một trong những kỹ năng quan trọng của người mẹ.
Thông thường, khi bắt đầu làm quen với thức ăn và cách ăn mới, trẻ sẽ có phản ứng nhất định, từ việc thể hiện bằng thái độ cho đến sự dung nạp thức ăn của cơ thể. Trong quá trình tập ăn giặm, có thể trẻ sẽ phản đối, không hợp tác hoặc bố mẹ cho ăn chưa đúng cách khiến cho trẻ bị nôn, sặc... Vậy làm thế nào để tránh những điều không mong muốn này?
Cho trẻ ăn đúng tư thế
Trẻ ở giai đoạn tập ăn giặm đa số chưa biết ngồi hoặc ngồi chưa vững, vì thế mẹ thường có xu hướng một tay bế con và một tay đút ăn. Với một số bà mẹ đã có kinh nghiệm thì cho con ăn theo cách này không khó, chỉ cần giữ cho lưng trẻ thẳng và đầu hơi nghiêng.
Tuy nhiên, với những bé hay ngọ nguậy và quấy khóc thì không thể làm theo cách này mà nên đặt trẻ vào một chiếc ghế chuyên dụng, loại ghế nằm có thể điều chỉnh độ dốc ở phần lưng và có dây ràng ngang bụng bé; lúc này tay bạn sẽ rảnh rang và dễ thao tác hơn so với cách vừa bế vừa đút ăn.
Với trẻ đã biết ngồi chắc chắn, bạn chỉ cần cho trẻ ngồi vào ghế tập ăn. Hoàn toàn không nên cho trẻ vừa nằm vừa ăn, cho đủ là ăn bột pha loãng.
Với trẻ đã biết ngồi chắc chắn, bạn chỉ cần cho trẻ ngồi vào ghế tập ăn.
Hoàn toàn không nên cho trẻ vừa nằm vừa ăn
Chọn thức ăn phù hợp
Nên tuân thủ nguyên tắc "từ loãng đến đặc - từ ít đến nhiều - từ mịn đến thô". Cho trẻ ăn loại thức ăn phù hợp với từng độ tuổi, không nên vội vàng hoặc đốt giai đoạn, sự thay đổi đột ngột trong độ đặc và độ mịn của thức ăn dễ khiến trẻ sặc, nghẹn hoặc khó nuốt.
Tâm lý thoải mái khi ăn
Không đút khi trẻ đang quấy khóc hoặc ngọ nguậy không yên vì đây là những lúc dễ bị sặc nhất.
Không ép trẻ ăn liên tục, nên cho trẻ thời gian nhai kỹ, nuốt hẳn thức ăn trong miệng và chờ thêm một chút trước khi đút muỗng kế tiếp. Tuyệt đối không bóp mũi, ép con phải há miệng để đút thức ăn. Điều này rất dễ khiến trẻ bị sặc.
Không nên quát mắng dọa nạt hoặc bày cho trẻ hững trò chơi quá sôi nổi trong khi ăn, đùa giỡn quá trớn dễ khiến cho trẻ mất tập trung và vội vàng rong khi nuốt, dẫn đến nghẹn, sặc.
Cho dù trẻ ăn được ít hay nhiều, cũng nên dừng bữa ăn sau 30 phút. Nếu kéo dài sẽ khiến hai mẹ con mệt mỏi, thức ăn để lâu dễ bị vữa, không đảm bảo dinh dưỡng.
Chọn vật dụng phù hợp
Hiện nay có khá nhiều loại vật dụng dành cho việc ăn giặm như chén, muỗng bình tập ăn... Tùy vào độ tuổi, dạng thức ăn và tình hình thực tế của con mà bạn chọn vật dụng phù hợp. Việc chọn muỗng là quan trọng nhất, với trẻ mới tập ăn giặm nên chọn muỗng nhựa mềm hoặc muỗng silicon, kích thước muỗng phải vừa miệng trẻ, chọn loại muỗng hơi nông và trẹt, vừa đủ để hớt một chút bột cho trẻ làm quen với phản xạ mút và liếm. Khi đã chính thức ăn thành bữa, chọn muỗng sâu hơn, cán muỗng dài hơn để mẹ có thể cầm chắc và thao tác dễ dàng.
Không nên dùng bình tập ăn cho trẻ, nếu trẻ con ăn bột pha loãng, vì rất khó kiểm soát được lượng bột chảy vào muỗng, dễ gây sặc.
Ngoài những điều rên, người mẹ cũng cần phải thật kiên nhẫn, thận trọng và bình tĩnh khi cho con ăn giậm, đặc biệt đối với những bé hay quấy khóc và kháng cự. Hãy luôn nhớ rằng, ăn giặm không chỉ đơn thuần là cung cấp thể chất dinh dưỡng cho trẻ mà còn là một hình thức giúp trẻ học hỏi và làm quen với những kỹ năng mới. Vì thế việc đảm bảo tính an toàn và thoải mái để trẻ có thể phát triển những kỹ năng này một cách hoàn hảo là vô cùng quan trọng.
Cho trẻ ăn đúng cách sẽ giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống tốt, hoàn thiện kỹ năng nhai, nuốt, phát triển cơ hàm để làm tiền đề cho kỹ năng nói sau này. Do đó ở giai đoạn này, "ăn thế nào cho đúng xem ra lại quan trọng hơn một bậc so với "ăn thế nào cho đủ".
Xử trí khi bé sặc
Nếu con bạn đang ăn bỗng nhiên ho sặc, khó thở, tím tái, hãy nhanh chóng đặt bé nằm sấp trên lòng bàn tay hoặc trên đùi rồi vỗ mạnh khoảng 5 cái vào vùng lưng giữa hai xương bả vai, sau đó lật ngửa trẻ. Nếu trẻ còn khó thở, dùng 2 ngón tay ấn ạnh vào vùng hõm ở ngực 5 lần.
Với trẻ lớn, đứng phía sau hoặc quì tựa gối vào lưng trẻ, vòng 2 tay ngang thắt lưng, đặt một nắm tay vùng hõm ức, bàn tay kia đặt chồng lên rồi đột ngột ấn mạnh theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên 5 lần liên tiếp.
Nếu trẻ vẫn chưa thở được, phải hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực nếu ngưng tim.
Khi trẻ đã thở được, cần đưa trẻ vào bệnh viện ngay để bác sĩ khám và xử trí những bước tiếp theo.